Đông trùng hạ thảo là gì?
Với hơn 20,000 loại axit amin giúp ức chế hơn 20,000 loại tế bào ung thư, ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO không phải là “cây” (vì có “con” ở dưới đất) nhưng cũng không phải là “con” (vì có “cây” mọc lên trên mặt đất). ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO là một tổ hợp đặc biệt của sự kết hợp hoàn hảo trong tự nhiên giữa động vật đang sống (ấu trùng của bướm) và nấm. Cả một quá trình kéo dài từ mùa đông tới mùa hạ năm sau.
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO là một dược liệu quý giá chỉ được tìm thấy tại một số nơi trên thảo nguyên lạnh của những dãy núi Himalaya. Tại Nepal, Tây Tạng (Trung Quốc) ngày nay chỉ còn tìm thấy loại ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO cổ trắng – mắt vàng (đầu vàng). Và duy nhất tại Bhutan vẫn tìm thấy ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO loại cổ đen – mắt đỏ đậm (đầu đỏ đậm).
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO có mùi giống mực khô (nhưng không có mùi tanh như mực khô) và có vị ngọt kiểu nấm (nếu ai ít ăn nấm thì cũng sẽ thấy giống vị ngọt của mực khô nướng). Mùi vị càng đậm đà càng tốt.
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO là cây hay là con? Đông trùng hạ thảo, theo cách hiểu dân gian nghĩa là mùa đông là con trùng, mùa hạ là thân thảo.
Thực chất, đây là sự kết hợp kỳ diệu giữa côn trùng và thực vật. Bản chất nó là một loại nấm có tên Ophiocordyceps Sinensis (thuộc nhóm nấm Ascomycetes) nhưng sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng bướm thuộc chi Thitarodes Viette. Thường gặp nhất vẫn là ấu trùng sâu của loài mang tên Hepialus Armoricanus.
Quá Trình hình thành Đông Trùng Hạ Thảo trong tự nhiên
Cuối mùa thu, loài Bướm kết thúc vòng đời (4 – 6 tháng) nó đẻ một ổ trứng xuống đất rồi chết. Trong vòng đời này, khâu đẻ trứng của bướm có điểm rất đặc biệt, đó là chúng phải tìm đúng loại cây thức ăn của sâu để đẻ trứng, có con phải đi tới vài km mới tìm được đúng cây thức ăn để dừng lại đẻ trứng xuống đất tại gốc cây đó.
Ít lâu sau, trứng nở thành ấu trùng (sâu non) cũng là lúc mùa đông đến. Trên đỉnh núi cao, băng tuyết phủ dày suốt ngày đêm, sâu non chui xuống đất tránh rét và ăn rễ cỏ, nó lớn dần lên. Mùa đông trên đỉnh núi Himalaya kéo dài 6 tháng (từ tháng 11 đến hết tháng 4) đồng nghĩa với việc sâu non cứ việc ẩn trú dưới mặt đất ấm áp.
Và có hai tình huống sẽ xảy ra:
- Không hình thành ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO:
Nếu chẳng xảy ra chuyện gì, thì sâu non sẽ cứ ở dưới đất đến tận khi mùa hè đến, tuyết tan, cỏ non mọc lên, sâu non bò lên trên mặt đất, lột xác thành sâu trưởng thành, rồi nó ăn hoa lá cho đến khi hết giai đoạn sâu, lúc này nó sẽ cuộn thành cái kén (nhộng), sau ít lâu nó thành con bướm, nở từ trong cái kén chui ra.
Bướm xinh đẹp bay lượn khắp thảo nguyên, chúng tìm người yêu và giao phối ác liệt, cho đến tận cuối mùa thu thì bướm lại đẻ một ổ trứng xuống đất rồi chết. Kết thúc một vòng đời của Bướm.
Tính từ lúc đầu mùa hè sâu non chui dưới đất lên (tháng 5 – 6) đến khi cuối thu bướm già đẻ trứng xuống đất kết thúc vòng đời (tháng 9 – 10 – 11) là 4 – 6 tháng. Và tính từ lúc đầu đông (tháng 9 – 10 – 11) trứng nở thành sâu non chui xuống đất đến lúc đầu mùa hè sâu non chui lên (tháng 5 – 6) là 6 – 7 tháng.
- Hình thành ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO:
Nếu tại đúng chỗ đất mà sâu non trú ẩn mùa đông có bào tử của loài nấm túi. Thì cùng lúc sâu non ăn rễ cây để lớn thì các bào tử nấm túi cũng bùng nở phát triển thành các đám sợi nấm (những mảng tơ nấm) xung quanh các rễ cỏ. Sâu non tiến đến ăn nấm, ăn rễ cỏ. Và sâu bị nấm “tóm sống”. Hai bên “ăn” lẫn nhau (cộng sinh tự nhiên). Nấm cộng sinh thằng vào sâu, phát triển trong cơ thể sâu, sử dụng chất dinh dưỡng của sâu để phát triển.
Hai bên tương tác kết hợp qua lại. Cuối cùng, sâu bị biến thành nấm, không còn là sâu nữa, tuy hình hai bên ngoài là sâu nhưng bên trong nó là nấm, nó sẽ không bao giờ tiếp tục phát triển theo vòng đời của Bướm nữa, mà từ đây nó phát triển theo vòng đời của nấm. Nó cứ ở dưới đất như vậy đến hết mùa đông.
Khi mùa hè đến, cây nấm (quả thể của nấm) mọc lên trên mặt đất. Người ta lần theo các loại cây cỏ mà bướm thường đẻ trứng để tìm ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO. Khi thấy cây nấm đó mọc trên mặt đất, họ sẽ đào hoặc nhẹ nhàng nhổ lên, đất trên thảo nguyên Himalaya mùa hè rất mềm và tơi xốp.
Nếu không bị người ta tìm thấy, thì sau ít ngày, quả thể của nấm sẽ “chín” và bung nở, sẽ rụng những bào tử (hạt giống) mới xuống đất và kết thúc vòng đời của nấm
Đặc điểm của con đông trùng hạ thảo
Trong tự nhiên, hình ảnh đông trùng hạ thảo rất đặc biệt và độc đáo, vừa mang hình dáng của một con sâu nhưng lại có các bộ phận của thực vật ở phía trên đầu.
- Dài khoảng 10cm nhưng rộng chỉ 0.1cm, có phần sâu và nấm nối liền với nhau.
- Phần thân (sâu non) có đặc điểm khá giống với con tằm, dài 3 – 5 cm có màu nâu vàng sẫm hoặc vàng sẫm. Thân sâu có nhiều vân ngang, đầu nhỏ hơn đuôi có màu nâu đỏ, có các vằn khía rất dễ phát hiện.
- Phần đệm nấm mọc thẳng đứng hướng lên trên, có hình dáng rất giống chiếc gậy, màu nâu sẫm có vỏ ngoài xù xì, mang nhiều hạt nang bào tử. Đầu nấm phình to, rất dẻo và dai, khó gãy kể cả khi đã sấy khô hoàn toàn.
Còn tiếp tập 2 …