Mô tả về đông trùng hạ thảo
1. Đặc điểm của trùng thảo
Đông trùng hạ thảo vừa là động vật vừa là thực vật được kết hợp bởi nấm và sâu non. Vào mùa đông, nấm ký sinh trên cơ thể sâu non và lấy hết chất dinh dưỡng khiến cho ấu trùng chết. Cho đến khi mùa hè, nấm sẽ phát triển trồi lên mặt đất và được gọi là Đông Trùng Hạ Thảo ( ĐTHT).
Trùng thảo có hình dáng của sâu non, dài khoảng 3 – 5cm, rộng khoảng 10mm. Thân có nhiều vân ngang, gần đầu có nhiều vân vòng nhỏ, toàn thân có khoảng 9 đôi chân, nhưng chỉ có 4 đôi chân ở bụng là rõ, đầu có chất sừng màu nâu đỏ. Sau khi khô, thân của đông trùng có màu vàng hoặc vàng kim.
Phần sâu non bên trong có màu trắng, mùi thơm, hơi rắn. Phần khuẩn tọa màu nâu sẫm, ký sinh ở trên đầu sâu non, phần đầu hơi phình to, hơi dẻo, dai và khó bẻ gãy sau khi sấy. Khuẩn tọa thường dài hơn sâu non, thẳng đứng, có hình như chiếc gậy, màu đen hoặc hơi tím sẫm, vỏ ngoài xù xì do các hạt nhỏ li ti bên ngoài. Quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy, bên trong các hạt li ti có nhiều nang bào tử.
2. Đặc điểm dược liệu
Đặc điểm phần đông trùng được sử dụng để làm thuốc gồm cả nấm và sâu non. Đặc điểm cụ thể đó là:
- Dược liệu có màu vàng hoặc vàng nâu.
- Bên trong rỗng hoặc đặc, đường kính khoảng 4mm.
- Chiều dài của nấm và sâu khoảng 11cm.
3. Nơi phân bố
Đông trùng hạ thảo thường được thu hoạch phổ biến vào mùa hè ở vùng núi cao trên 4.000m. Ban đầu, chúng được tìm thấy ở vùng cao nguyên Thanh Tạng, Cam Túc, Vân Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay các loại nấm trùng thảo đã được tinh chế và nuôi trồng trên quy mô công nghiệp.
4. Bộ phận được dùng làm dược liệu
Hầu hết các bộ phận của trùng thảo đều được sử dụng để làm thuốc. Trong đó, khuẩn tọa, khuẩn ty và xác ấu trùng được sử dụng phổ biến.
5. Thu hoạch – Sơ chế
Đông trùng hạ thảo được thu hoạch vào mùa hè từ tháng 3 – 7 hằng năm. Sau khi thu hoạch, trùng thảo được mang đi rửa sạch và sấy khô.
6. Bào chế thuốc
Cách dùng phổ biến nhất đó là ngâm rượu. Ngoài ra, người ta còn bào chế nguyên liệu thành viên nang để thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng.
7. Bảo quản
– Cách 1: Cho nấm đông trùng vào túi nhựa kín gió để tránh không khí bay vào. Sau đó, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tầm 4 độ C.
– Cách 2: Phơi khô nguyên liệu, sau đó cho vào túi nhựa bảo quản. Mỗi túi đông trùng có thể cho thêm 1 ít tiêu khô sau đó cho vào những nơi khô thoáng và có ánh nắng mặt trời.
– Cách 3: Đem ĐTHT đi ngâm rượu gạo nguyên chất khoảng 3 tháng thì có thể dùng được. Ngâm rượu theo tỷ lệ 1:1.
Đông trùng hạ thảo Vietfarm hàm lượng dược tính đạt được lên đến 70% so với mặt hàng tự nhiên của Tây Tạng.
Có những loại trùng thảo nào, đặc điểm của chúng ra sao?
Dựa theo mỗi đặc điểm, đặc tính nổi bật mà người ta chia trùng thảo thành nhiều loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của người dùng:
Phân loại trùng thảo theo nguồn gốc
- Tự nhiên: Là loại biệt dược vô cùng quý hiếm có hàm lượng dưỡng chất cao nhất. Loại này chỉ được tìm thấy ở trên vùng núi cao 4000 – 5000m so với mặt nước biển, khí hậu khắc nghiệt như ở Tây Tạng, Tứ Xuyên. Thường mỗi năm chỉ thu hoạch 1 lần nên giá cả của loại đông trùng này không hề rẻ.
- Nhân tạo: Hiện nay trùng thảo được tiến hành nuôi cấy trong môi trường nhân tạo tại một số nước như Mỹ, Hàn, Thái và tại Việt Nam.
Phân loại theo hình thái tồn tại
- Nguyên con: Là loại ĐTHT thuần túy giữ nguyên được hình dạng của ký sinh trong sâu. Bạn sẽ thấy rõ hình dạng của 1 con sâu non và 1 nấm dài mọc trên đầu sâu.
- Dạng nước: Được đóng gói hoặc đóng theo dạng chai nhỏ dưới trạng thái nước uống. Tỷ lệ dưỡng chất của loại trùng thảo này sẽ phụ thuộc vào cơ sở sản xuất.
- Dạng bột: Bằng thủ công hoặc công nghệ máy móc mà ĐTHT sẽ được nghiền thành bột. Khi sử dụng trộn với một số bột khác để có tác dụng tốt nhất.
- Dạng túi lọc: Được đóng gói theo túi lọc sử dụng như trà, chỉ sử dụng được phần nước cốt khi pha ra, không sử dụng được phần bã.
Phân loại trùng thảo theo trạng thái
- Dạng tươi: Đông trùng hạ thảo tươi ở dạng nguyên con, thời gian thu hoạch dưới 1 tháng. Dạng này cần sử dụng luôn và khó bảo quản.
- Dạng khô: Để bảo quản trùng thảo được lâu hơn, dễ dàng di chuyển tới các vùng miền người ta sẽ sấy khô trùng thảo.
Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm ĐTHT khác như: rượu ngâm, cháo trùng thảo, trùng thảo ngâm mật ong,… tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người